Vietnam: Green Infrastructure Opportunities (GIIO) Report: Investment & Finance Focus: Climate Bonds công bố Báo cáo Cơ hội Đầu tư vào Cơ sở hạ tầng xanh Việt Nam Với trọng tâm là tài trợ vốn và đầu tư vào Cơ sở hạ tầng xanh

Latest in GIIO series looks in depth at one of SE Asia’s fastest growing nations

Aim to build engagement on green finance with project owners, developers & investors 

Climate Bonds has released the Green Infrastructure Investment Opportunities - Vietnam (Vietnam GIIO) report, assessing the state of the market to finance green infrastructure projects in Vietnam. Produced with the support of the European Climate Foundation and available in English and Vietnamese, the report identifies trends and opportunities, analyses major green projects and outlines actions to grow green finance and investment. 

Sixteen (16) green projects in renewable energy, low carbon transport, water infrastructure and waste management are showcased and a sample pipeline of approximately forty (40) projects in low carbon transport, renewable energy, sustainable water & waste management is identified. 

Vietnam GIIO has been prepared to help meet the growing demand for green investment opportunities and to support the country’s transition to a low carbon economy. It aims to facilitate greater engagement on this topic between project owners, developers & institutional investors and stimulate financing and development of climate resilient and adaptative infrastructure that will assist Vietnam meet its economic and climate goals. 

 

Sustainable Growth and Green Infrastructure

In Vietnam, approximately USD31 billion is needed in 2020 to shift the economy to a more sustainable path and achieve national emissions reduction targets. Most of this potential relates to the areas of renewable energy and green infrastructure, including public transport, water and waste management.

The report notes that compared to neighbouring countries, Vietnam has one of the highest percentages of infrastructure spending; however, public funding alone will not be enough to fund this transition. The Government is turning towards private sector led investment. Improving planning capacity and regulatory structures will assist attract private investment. Green finance presents an opportunity for infrastructure funding and developing a robust pipeline of green projects that can attract green capital is a priority. 

 

Key recommendations: 

  • The issuance of a sovereign green bond by the Vietnamese government as a way of signalling the country's commitment to a green finance agenda.
  • Integration of climate resilience criteria in the development of infrastructure projects in different spheres to minimise future risks to these assets. Integration within the planning process would accelerate the consolidation of a nationally sustainable infrastructure portfolio.
  • Adoption of project design tools for sustainable projects of public infrastructure through good governance and service platforms.
  • Adjustment of regulatory requirements, including by promoting a standardized green certification for project financing and integrating climate criteria.

 

Kristiane Davidson, Head of Green Infrastructure Investment, Climate Bonds Initiative:

“The report can act as a guide for investors, MDBs and policy makers and proposes important adjustments and regulatory recommendations to government."

"Integrating mitigation and climate resilience criteria into conventional infrastructure planning provides Vietnam with a concrete opportunity to access new capital flows seeking green initiatives, especially in the international market. Investor demand for green infrastructure projects is growing, as climate, ESG and sustainability considerations increase.”  

 

Sean Kidney, Chief Executive Officer, Climate Bonds Initiative:

"Climate impacts, resilience and adaptation measures are now inextricably linked to infrastructure planning and development including national economic development and the SDGs. This critical relationship is increasingly being understood by governments and global investors throughout Asia.”

“The Vietnam GIIO report identifies multiple, investable projects essential to mitigating climate risk and supporting sustainable economic growth. It provides a new platform for engagement between governments, development banks and global investors around green finance to fund new infrastructure.”

GIIO Vietnam is available for download here .

Báo cáo GIIO Việt Nam có thể được tải tại đây

A video recording of the GIIO Launch Webinar is available on  the Climate Bonds Webinar Page.  Or download from our Podcast Page

Climate Bonds công bố Báo cáo Cơ hội Đầu tư vào Cơ sở hạ tầng xanh Việt Nam

Với trọng tâm là tài trợ vốn và đầu tư vào Cơ sở hạ tầng xanh

 

Climate Bonds Initiative đã công bố Báo cáo Cơ hội đầu tư vào Cơ sở hạ tầng xanh - Việt Nam (GIIO Việt Nam), đánh giá tình trạng của thị trường để tài trợ vốn cho các dự án Cơ sở hạ tầng xanh tại Việt Nam. Báo cáo được hoàn thành với sự hỗ trợ của Quỹ khí hậu châu Âu (European Climate Foundation), bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, trong đó xác định xu hướng và cơ hội, phân tích các dự án xanh lớn và phác thảo các hành động để thúc đẩy phát triển tài chính và đầu tư xanh.

Báo cáo trình bày cụ thể mười sáu (16) dự án xanh về năng lượng tái tạo, vận tải phát thải các-bon thấp, cơ sở hạ tầng nước và quản lý chất thải, đồng thời liệt kê danh sách với khoảng bốn mươi (40) dự án về vận tải các-bon thấp, năng lượng tái tạo, quản lý chất thải và nước bền vững ở Việt Nam.

GIIO Việt Nam được lập với mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cơ hội đầu tư xanh và hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp. Báo cáo hướng tới mục tiêu tạo điều kiện để các chủ dự án, các nhà phát triển và các nhà đầu tư tổ chức tham gia sâu rộng hơn nữa vào chủ đề đầu tư xanh và thúc đẩy hoạt động tài trợ vốn cũng như sự phát triển các dự án cơ sở hạ tầng bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; từ đó hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu về kinh tế và khí hậu

 

Phát triển bền vững và Cơ sở hạ tầng xanh

Tính đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 31 tỷ đô la Mỹ để chuyển đổi nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững và để đạt được các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải. Tiềm năng phát triển hầu hết nằm ở các lĩnh vực như năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng xanh, bao gồm vận tải công cộng, quản lý nước và chất thải.

Báo cáo cũng chỉ ra, so với các nước láng riềng trong khu vực, Việt Nam hiện là một trong các quốc gia có tỷ lệ chi tiêu công phân bổ cho phát triển cơ sở hạ tầng cao nhất. Tuy nhiên, chỉ riêng nguồn tài trợ công sẽ không đủ để tài trợ vốn cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh thế các-bon thấp. Chính phủ Việt Nam đang chuyển sang hướng phát triển đầu tư từ khu vực tư nhân. Cải thiện năng lực lập kế hoạch và hệ thống pháp luật sẽ giúp thu hút nguồn đầu tư tư nhân. Tài chính xanh mang đến cơ hội huy động vốn cho các dự án đầu tư xanh và phát triển hơn nữa các dự án xanh với ưu tiên hàng đầu là thu hút đầu nguồn vốn xanh.

 

Các khuyến nghị chính là: 

  • Việc Chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu chính quyền địa phương xanh là một tín hiệu tốt thể hiện cam kết của đất nước đối với các mục tiêu phát triển tài chính xanh.
  • Tích hợp các tiêu chí bền vững với khí hậu trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực khác nhau để giảm thiểu rủi ro trong tương lai đối với các tài sản này. Tích hợp trong quy trình lập kế hoạch sẽ đẩy nhanh việc hợp nhất danh mục cơ sở hạ tầng bền vững trên toàn quốc
  • Áp dụng các công cụ thiết kế dự án cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng bền vững thông qua nền tảng quản trị và dịch vụ tốt.
  • Điều chỉnh các yêu cầu pháp lý, bao gồm bằng cách thúc đẩy việc cấp chứng nhận xanh chuẩn hóa để tài trợ vốn cho dự án và tích hợp các tiêu chí khí hậu.

 

Kristiane Davidson, Trưởng bộ phận Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Xanh, Climate Bonds Initiative:

“Báo cáo này đóng vai trò định hướng cho các nhà đầu tư, các ngân hàng phát triển đa phương (MDBs) và các nhà hoạch định chính sách và đề xuất các điều chỉnh cũng như khuyến nghị quan trọng giành cho Chính phủ”

“Việc tích hợp các tiêu chí giảm thiểu tác động xấu và tăng khả năng phục hồi từ biến đổi khí hậu vào quy hoạch cơ sở hạ tầng thông thường cung cấp cho Việt Nam cơ hội cụ thể để tiếp cận các dòng vốn mới hướng tới các sáng kiến xanh, đặc biệt là trên thị trường quốc tế. Nhu cầu của nhà đầu tư đối với các dự án cơ sở hạ tầng xanh đang tăng lên khi công chúng ngày càng quan tâm hơn tới khí hậu, các tiêu chí về Môi trường, xã hội và quản trị (ESG) và phát triển bền vững”

 

Sean Kidney, Giám đốc điều hành, Climate Bonds Initiative:

Các tác động của khí hậu, khả năng phục hồi và các biện pháp thích ứng hiện liên quan chặt chẽ với quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm phát triển kinh tế quốc gia và tính đến các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Chính phủ và các nhà đầu tư quốc tế trên khắp Đông Nam Á đã nhận thức được mối quan hệ quan trọng này.

 “Báo cáo GIIO Việt Nam xác định nhiều dự án có thể đầu tư cần thiết để giảm thiểu rủi ro khí hậu và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững. Báo cáo cũng cung cấp một kênh mới kết nối các chính phủ, ngân hàng phát triển và các nhà đầu tư toàn cầu xung quanh tài chính xanh để tài trợ cho cơ sở hạ tầng mới”

Báo cáo GIIO Việt Nam có thể được tải tại đây
Bản thu âm của Hội thảo trực tuyến công bố Báo cáo GIIO ngày hôm nay có thể được truy cập trên website chính thức của Climate Bonds tại đây

Về Báo cáo Cơ hội Đầu tư và Cơ sở hạ tầng xanh – Việt nam 2019: được phát hành bởi Climate Bonds Initiative dưới sự tài trợ của Quỹ Khí hậu Châu Âu (ECF).

 

‘Till next time

Climate Bonds